Với kinh nghiệm 15 năm trong lĩnh vực xuất nhập cảnh, Á Châu sẽ dễ dàng giúp bạn có visa Schengen nhanh chóng nếu như bạn có yêu cầu. Để được như vậy, trước tiên các bạn cần biết visa Schengen là gì lưu lại những kinh nghiệm xin visa Schengen đã nhé.
Schengen là một hiệp ước về vùng lãnh thổ của 26 nước Châu âu về vùng biên giới (không phải là liên minh Châu âu EU như nhiều người vẫn nghĩ. Bằng chứng rõ nhất là một số nước EU không thuộc trong khối Schengen này). 26 nước này khi ký hợp hiệp ước này là đã đồng ý cùng mở rộng biên giới bằng cách cho phép đi lại tự do giữa các nước thành viên, gỡ bỏ sự cứng nhắc trong kiểm soát biên giới, tạo thuận tiện cho công dân khi di chuyển giữa các vùng lãnh thổ.
26 nước bao gồm: Đức, Bỉ, Đan Mạch, Áo, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Estonia, Hungary, Iceland, Lettonia, Lituanie, Luxembourg, Malta, Na Uy, Hà Lan, Ba Lan, Cộng Hòa Séc, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Slovakia, Slovenia.
Visa schengen là gì?
Visa Schengen là loại visa cho phép bạn nhập cảnh vào các nước thuộc khối Schengen theo hiệp định khối Schengen thực thi từ ngày 26/03/1995. Các nước thuộc khối Schengen yêu cầu khách du lịch xin một visa chung. Visa này cho phép nhập cảnh vào khối.
Visa Schengen có thể bị giới hạn sử dụng cho một nước (ví dụ: Hà Lan) hoặc dùng cho nhiều nước (như Bỉ, Hà Lan và Luxembourg). Đối với trường hợp này, bạn sẽ chỉ được nhập cảnh vào những nước được phép trong khối Schengen như trên visa.
Nên nộp hồ sơ xin visa Schengen vào nước nào?
Hiện nay, để có thể đi du lịch tự túc các nước thuộc khối Schengen này thì công dân Việt Nam chỉ có thể làm hồ sơ xin visa Schengen 1 trong 4 nước sau: Pháp, Ý (Italia), Tây ban nha và Hà lan. Còn những nước còn lại hầu hết là cần phải có bảo lãnh từ người thân bên đất nước mà bạn cần xin visa, hoặc là không có văn phòng Đại sứ quán, lãnh sự quán tại Việt Nam.
Xin visa Pháp được cho là dễ dàng hơn, không phải vì quy trình xét duyệt lỏng lẻo mà vì Pháp cấp thời hạn visa linh hoạt hơn các nước khác trong khối. Tùy từng hồ sơ mà thời hạn visa có thể là 15, 30, 45 hay 90 ngày chứ không quá chặt chẽ như các nước Đức, Ý…
Tuy nhiên, việc nên nộp xin visa vào nước nào là hợp lý lại phụ thuộc vào hồ sơ của bạn, hoàn cảnh của bạn (có người thân tại nước đó không, việc bạn có người thân tại Séc, Balan, Đức.. nhưng lại làm visa vào Pháp thì có thể bạn sẽ không được cấp). Xin visa đi Pháp không phải là việc đơn giản, tỉ lệ trượt visa Schengen khi nộp qua Pháp cũng rất cao.
Điều quan trọng là bạn phải chứng minh được là mình có những ràng buộc ở Việt Nam và sẽ không trốn ở lại khi chuyến du lịch kết thúc thì xin visa vào đâu không còn quan trọng nữa.
Việc bạn nộp đầy đủ giấy tờ theo đúng những gì yêu cầu không có nghĩa là bạn chắc chắn sẽ được cấp visa. Họ sẽ xem xét hồ sơ dựa trên những tiêu chí : lịch sử đi du lịch, chứng minh tài chính, công việc, nhân thân… Hồ sơ cần phải logic, phù hợp với hoàn cảnh từng người, bất cứ điểm nào không hợp lý đều có thể khiến cho hồ sơ xin visa Schengen bị trượt.
Nhiều người nghĩ rằng mua tour du lịch sẽ giúp họ dễ có được visa hơn, đây là sai lầm tai hại khiến cho nhiều hồ sơ xin visa bị từ chối. Hay có những người sau khi bị trượt visa Pháp thì quay sang xin visa tại nước khác, thậm chí vứt hộ chiếu cũ đi để xóa bỏ dấu bị từ chối. Bạn nên biết rằng chỉ cần 1 thành viên của khối Schengen từ chối cấp visa, trên hệ thống của các nước Schengen đã lưu lại thông tin rằng bạn đã bị từ chối ở nước nào, vào thời gian nào và vì lí do gì.
Kinh nghiệm xin visa Schengen
– Người có nhiều tiền, nhưng không có Chứng nhận đăng ký kinh doanh thì khó xin visa (khả năng là dân maphia cá độ,…)
– Những người có người thân đang sống hoặc làm việc tại một trong số những nước trong khối Schengen cũng khó xin visa (khả năng là đi đoàn tụ gia đình)
– Những người không vợ chồng, con cái, trẻ tuổi khả năng khó xin visa (khả năng là đi và không trở quay lại Việt Nam)
– Những người quá già yếu cũng khó xin visa..
Nhìn chung họ căn cứ vào hồ sơ chứng minh rằng đương đơn có nhiều mối quan hệ ràng buộc tại Việt Nam điều đó đồng nghĩa với việc đương đơn không muốn ở lại Châu Âu và trở về Việt Nam sau chuyến đi.Ví dụ:
– Hộ khẩu: chứng minh có nơi thường trú hợp pháp và có sự quản lý của nhà nước.
– Đăng ký kết hôn + giấy khai sinh của con cái: chứng minh có gia đình, người thân ở Việt Nam.
– Hợp đồng lao động + xác nhận bảng lương: chứng minh không phải thất nghiệp và có thu nhập hợp pháp (Được coi như có tiền để trang trải chi phí ở nước ngoài)
– Quyết định cho nghỉ phép đi du lịch hoặc công tác: chứng minh việc nghỉ là đàng hoàng có sự đồng ý của cơ quan chủ quản chứ không phải đi chui đi trốn (không phải phạm tội bỏ trốn)
– Đăng ký kinh doanh là chủ doanh nghiệp, sổ tiết kiệm, xác nhận số dư tài khoản, thẻ tín dụng có chức năng thanh toán quốc tế như visa, master…, sổ đỏ, cổ phiếu…: chứng minh có tài sản tại Việt Nam và có khả năng tài chính để thanh toán các khoản chi phí khi đi nước ngoài.
Xin visa Schengen không hề đơn giản, mức độ rủi ro rất cao nếu bạn không chuẩn bị kỹ càng hay có những đánh giá không chính xác về chất lượng hồ sơ, nếu bị trượt thì xin visa lần tới sẽ khó khăn hơn nhiều.
Với kinh nghiệm 15 năm làm việc trong lĩnh vực xuất nhập cảnh, Á Châu luôn tự hào là đơn vị chuyên xử lý những thị trường khó như Mỹ, Canada, Úc, Châu Âu… với minh chứng là hàng ngàn trường hợp đã xin visa thành công. Hãy liên hệ với chùng tôi nếu bạn có nhu cầu xin visa nhé.
HOTLINE: 0987.22.77.44
Địa chỉ: 266/14 Hoàng hoa thám, P.12, Q. Tân Bình, TP.HCM
Email: [email protected]
Website: http://achau.net