Hạn chế và lợi ích khi sở hữu 2 hộ chiếu – 2 quốc tịch là gì?

Đối với những ai thường xuyên đi du lịch, thăm thân hay công tác nước ngoài thì đều biết được tầm quan trọng của cuốn hộ chiếu là như thế nào. Vậy nếu một công dân sở hữu 2 cuốn hộ chiếu thì như thế nào? Điều đó sẽ mang lại cho họ lợi ích hay hạn chế, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, vấn đề quốc tịch có ý nghĩa hết sức quan trọng. Phần đông cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài mong muốn Nhà nước Việt Nam công nhận quy chế hai hay nhiều quốc tịch, nghĩa là vừa có quốc tịch Việt Nam, vừa có quốc tịch nước ngoài đặc biệt là quốc tịch của nước phát triển như Mỹ. Chính vì thế mà khi dự án Luật Quốc tịch Việt Nam (sửa đổi) được thông qua ngày 13/11/2008 đã mang đến niềm vui cho rất nhiều người Việt định cư tại nước ngoài vì được hưởng song tịch hai quốc tịch.

Việc có 2 quốc tịch của nhiều người sẽ ảnh hưởng ít nhiều trong quá trình cung cấp giấy tờ xuất nhập cảnh. Đặc biệt là khi họ sở hữu đến 2 hộ chiếu. Cùng tìm hiểu xem khi sở hữu 2 cuốn hộ chiếu thì sẽ mang lại cho họ điều gì?

lợi ích khi sở hữu 2 hộ chiếu 2

* Lợi ích khi sở hữu 2 hộ chiếu – 2 quốc tịch

1. Cơ hội kép và được chào đón ở cả hai nước

Người có hai cuốn hộ chiếu tức là có hai quốc tịch sẽ được hưởng tất cả các ưu đãi, quyền lợi kinh tế, chính trị hay được quyền bầu cử,.. ở cả hai nước. Do đó, họ có quyền chủ động chọn quốc gia nào có phúc lợi xã hội tốt hơn để cư trú và làm việc. Đặc biệt họ có thể đi lại giữa hai nước mà không cần xin Visa hay thẻ thường trú.

2. Dễ dàng xuất nhập cảnh

Người sở hữu hai cuốn hộ chiếu sẽ giúp bạn có cơ hội đến nhiều nước trên thế giới hơn. Ví dụ bạn đi du lịch ở các nước có nền chính trị nhạy cảm như ở vùng Trung Đông và đã được đóng dấu nhập cảnh lên hộ chiếu thì có thể bạn sẽ gặp các vấn đề khó khăn trong việc xin Visa nhập cảnh vào các nước khác. Cụ thể, nếu như bạn có dấu nhập cảnh vào Israel thì bạn sẽ khó khăn trong việc xin Visa nhập cảnh vào các nước Indonesia, Maylaysia hay các tiểu vương quốc Arab. Tuy nhiên, cuốn hộ chiếu thứ hai sẽ giúp bạn vượt qua bước khó khăn này.

Hay một công dân Mỹ muốn du lịch Nga thì sẽ phải xin Visa nhập cảnh và kèm theo là khoản lệ phí lớn. Tuy nhiền, nếu công dân đó có thêm cuốn hộ chiếu của Ukraine thì sẽ chỉ cần xuất trình hộ chiếu mà không cần xin Visa nhập cảnh.

3. Tránh thời gian “chết” khi chờ cấp Visa

Một số quốc gia yêu cầu về thủ tục Visa khá chặt chẽ, vì vậy việc xin cấp Visa sẽ mất nhiều thời gian hơn, thậm chí thời gian chờ cấp của một số quốc gia kéo dài đến 2 tuần hay 1 tháng. Trong khi kết thúc lịch trình ở quốc gia này, bạn muốn đến ngay quốc gia khác để du lịch hay vì công việc do đối tác bên đó muốn hẹn gặp bạn thì cuốn hộ chiếu thứ hai sẽ giúp bạn chủ động được thời gian và sắp xếp công việc ổn thỏa hơn.

4. Giảm rủi ro, thất lạc

Bước chân ra khỏi biên giới, cuốn hộ chiếu trở thành tài sản mà bất cứ du khách nào cũng phải giữ gìn cẩn thận. Trường hợp xảy ra mất mát, thất lạc, có thể bạn sẽ bị kẹt lại một thời gian ở nơi đất khách quê người để làm lại các thủ tục cần thiết.

Bằng việc sở hữu thêm cuốn hộ chiếu dự phòng, nếu không may bị thất lạc giấy tờ, bạn vẫn có thể tiếp tục hành trình và chỉ cần thông báo với đại sứ quán về trường hợp này. Tuy vậy, nếu nhất định phải có cuốn hộ chiếu cũ với visa thì mới được xuất và nhập cảnh, bạn vẫn phải chờ cho đến khi lấy lại được thị thực.

* Hạn chế khi sở hữu 2 hộ chiếu – 2 quốc tịch

Bên cạnh những lợi ích mà người sở hữu hai cuốn hộ chiếu có được thì cũng có một số hạn chế khiến công dân lúng túng không biết có nên trang bị cho mình thêm một cuốn hộ chiếu nữa hay không như nộp thuế, thực hiện nghĩa vụ quân sự hay tuân thủ pháp luật của cả hai quốc gia. Ví dụ như ở Việt Nam không quy định chặt chẽ về việc hút thuốc lá, sử dụng các chất có cồn: rượu, bia. Tuy nhiên, ở Mỹ họ lại quy định khá nghiêm khắc, công dân trên 21 tuổi mới được sử dụng những thứ này, nếu không chấp hành họ sẽ bị phạt hành chính.

Tuy nhiên, không phải quốc gia nào trên thế giới cũng cho phép một công dân sở hữu hai cuốn hộ chiếu như Trung Quốc, Bỉ, Singapore, Đức, Nhật, Úc, Phần Lan, Đan Mạch. Nếu bạn xin nhập tịch vào những quốc gia này thì sẽ bị mất quốc tịch trước đó trừ quốc tịch trước đó của bạn là Anh, Nga, Pháp, Ba Lan, Mỹ, Canada, Thụy Sĩ, Thái Lan và một số quốc gia khác.

Tin liên quan: