Kinh nghiệm xin visa Schengen du lịch tự túc Đức, Pháp, Ý

Visa Schengen là thứ không thể thiếu khi bạn muốn đi du lịch các nước Châu âu như: Đức, Pháp, Ý, Tây ban nha,..Nhưng việc xin visa du lịch tự túc ở các nước Châu âu là không hề dễ dàng, đặc biệt là Đức không hề cấp visa du lịch tự túc, mà bạn phải xin visa Schengen từ các nước khác rồi mới qua Đức du lịch bằng chính visa ấy.

Nhiều người nói rằng khi xin visa Schengen du lịch tự túc kiểu này thì xin ở LSQ Ý là dễ và tiện lợi nhất. Cái này phải phụ thuộc vào kinh nghiệm bản thân và điều kiện của bạn phù hợp để xin visa nước nào nhất. Riêng Á Châu với 15 năm kinh nghiệm trong nghề thì xin visa Pháp sẽ là thuận tiện, nhanh nhất, nhiều bạn cứ thấy thủ tục rắc rối là bỏ luôn. Nhưng bạn lại không nghĩ chiều ngược lại khi các thủ tục nhiều và đầy đủ thì tất nhiên quá trình duyệt hồ sơ cho bạn sẽ nhanh hơn và không phải hồi hộp quá nhiều.

kinh nghiem xin visa schengen

Khi bạn làm hồ sơ xin visa Schengen qua LSQ Pháp thì thủ tục rất rõ ràng, hầu hết là không cần phỏng vấn (trừ một số trường hợp đặc biệt cần xác minh thêm thông tin), LSQ Pháp xét duyệt khá nhanh trong vòng 7 ngày là có kết quả ngay, nhân viên LSQ Pháp khá là thân thiện, làm việc chuyên nghiệp. Khi bạn lên LSQ thì sẽ lấy số và khi màn hình hiện tên mình thì bạn đến nộp hồ sơ tại quầy, không có việc giành giật ở đây.

Các bước và những ghi chú cho từng bước để bạn có thể xin visa Schengen dễ dàng tại LSQ Pháp

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ kỹ càng

  • Hộ khẩu: photo công chứng gồm 16 trang kể cả trang trắng (khi đi nhớ mang theo bản chính để họ đối chiếu)
  • Hộ chiếu: Còn ít nhất 02 tháng, còn hạn ít nhất 03 tháng kể từ bạn xuất cảnh khỏi Pháp hoặc 1 trong các nước Schengen (vé máy bay khứ hồi có ghi)
  • Mẫu đơn xin visa Schengen (download tại đây) bạn điền đầy đủ thông tin theo tiếng Anh
  • 01 ảnh 3,5 cm x 4,5 cm (nền trắng, chụp không quá 03 tháng)
  • Chứng minh thu nhập ổn định hàng tháng: Bảng sao kê lượng 03 tháng gần nhất (thanh toán qua ngân hàng thì xác nhận ngân hàng), các khoản thu khác từ việc cho thuê nhà, căn hộ,..(thu nhập càng ổn định tại Việt Nam càng chứng minh rằng bạn sẽ không từ bỏ nơi mà bạn đang có cuộc sống ổn định).
  • Chứng minh tài chính, tài sản: Các loại tài sản như sổ tiết kiệm, tài khoản ngân hàng, các tài sản có giá trị khác như sổ đỏ nhà cửa, cổ phần, cổ phiếu,..Chứng minh này để chứng tỏ bạn đủ khả năng chi trả cho chuyến đi của mình, tất nhiên là càng nhiều càng tốt, riêng phần sổ tiết kiệm bạn phải có tối thiểu (45Euros * số ngày bạn đi du lịch và phải đã gởi tiết kiệm đó ít nhất 03 tháng).
  • Photo thẻ tín dụng quốc tế (Credit Card): Cái này thì phía LSQ Pháp và các nước Châu âu trong khối Schengen không yêu cầu, nhưng thiết nghĩ khi mình đi du lịch nước ngoài mà có thẻ này thì sẽ chất lượng hơn và có sự tin tưởng hơn tự họ. (Bạn scan mặt trước khỏi cần mặt sau, bởi vì họ cũng không quá quan tâm đâu, với lại mặt sau có chữ số bí mật của thẻ, có thể chụp luôn mặt sau nhưng che 03 chữ số bí mật lại cho an toàn nhé.)
  • Chứng minh nghề nghiệp:
    +Hợp đồng lao động bản sao (nên dịch thuật sang tiếng Anh hoặc Pháp và có dấu công chứng, chứng thực công ty)
    + Giấy xin nghỉ phép: Có dấu chứng thực của công ty, ghi rõ cam kết sẽ quay lại công ty làm việc chứ không trốn luôn ở bên Châu Âu làm việc. Nếu có thể thì cung cấp thư từ, email xin nghỉ phép trao đổi với sếp của mình, tăng thêm phần tin tưởng cho LSQ
  • Giải trình lịch trình chi tiết: Cung cấp lý do qua đó (ở đây là mục đích du lịch) kèm theo một bản ghi chi tiết những nơi bạn sẽ đến, khách sạn bạn sẽ ở, và đi lại bằng phương tiện gì?,..v..v..
  • Giấy xác nhận booking vé máy bay (có khứ hồi từ sân bay Pháp hoặc 1 trong các nước thuộc khối Schengen) đây chỉ là giấy xác nhận chưa phải trả tiền bạn không nên xuất vé luôn tránh tình trạng tốn tiền mua vé máy bay rồi mà không xin được visa hay thời gian chậm trễ hơn vé thì phí lắm.
  • Giấy xác nhận đặt phòng khách sạn của những nơi bạn sẽ đến mà bạn đã ghi trong phần lịch trình chi tiết.
  • Bảo hiểm đi lại quốc tế:
    + Cái này đảm bảo các chi phí nằm viện và hồi hương từ khối Schengen trong suốt chuyến đi – nộp bản sao và mang theo bản chính Hợp đồng bảo hiểm phòng trường hợp nhân viên LSQ hỏi để đối chiếu.
    + Theo kinh nghiệm của Á Châu thì loại và mức bảo hiểm khi xin visa Schengen là như nhau – loại bảo hiểm du lịch quốc tế có mức bảo hiểm tối thiểu là 30.000 Euro.

Bước 2: Đặt lịch hẹn qua điện thoại và mạng internet

Có 2 cách để bạn có thể đặt lịch hẹn nộp hồ sơ tại LSQ Pháp, mỗi cái có mỗi ưu nhược điểm khác nhau, bạn có thể lựa chọn cho mình 1 cách thuận tiện nhất với mình.

  • Đặt qua điện thoại: Bạn có thể gọi vào số 1900 6780 (chỉ áp dụng cho các cuộc gọi từ Việt Nam)
    + Nhận cuộc gọi từ thứ hai đến thứ sáu 8.00 – 17.00 bạn gọi trực tiếp để đặt lịch nộp hồ sơ.
    + Nhân viên tổng đài sẽ hỏi bạn một số câu hỏi chung chung như tên, tuổi, số passport, dự tính đi ngày nào, đi bao lâu, đi những nước nào, hồ sơ đã hoàn tất chưa, và đưa ra một ngày giờ và hỏi bạn có thể tới LSQ để nộp hồ sơ vào ngày giờ ấy không.
    + Sau đó bạn sẽ được cung cấp lịch hẹn (nên tránh thời điểm tháng 09 để đặt lịch hẹn và được cấp visa nhanh hơn, thời điểm này có khá nhiều hồ sơ)
    + Đặt qua điện thoại thì bạn nhanh chóng được xếp lịch hẹn hơn qua internet
  • Đặt qua mạng internet:
    + Bạn truy cập vào website: https://fr.tlscontact.com/ đăng ký tài khoản và sau đó đặt lịch hẹn. Trang này là một trang trung gian với LSQ Pháp, bạn không hề mất một khoản phí nào cho việc đặt lịch hẹn.
    + Lưu ý: bạn chỉ thực hiện một lần và điền chính xác thông tin, không được submit 2 lần vì như thế hồ sơ của bạn sẽ bị loại vào hồ sơ ảo.
    + Cách này sẽ chậm hơn, nhưng bạn có thể kiểm tra được tình trạng hồ sơ của mình đến đâu rồi. Theo Á Châu thì vẫn nên đặt lịch hẹn theo cách 1 sẽ thuận tiện hơn cho bạn.

Bước 3: Nộp hồ sơ xin visa Schengen và đóng lệ phí

Khi đi nộp hồ sơ, bạn nhớ đi đúng giờ, ăn mặt chỉnh tề, lịch sự. Đặc biệt lưu ý là bạn phải mang theo cả CMND và Passport nhé, nhiều người cứ sợ mất khi ra ngoài nên chỉ mang một thứ, đề phòng có mất còn lấy cái kia để sử dụng. Nhưng khi đi nộp hồ sơ xin visa Schengen tại văn phòng LSQ Pháp thì bạn phải mang 2 cái. Vì khi vào cổng bảo vệ sẽ giữ lại CMND của bạn và đưa số thứ tự cho bạn, còn passport thì tất nhiên là nộp cho LSQ rồi.

Chờ đợi đến khi số của mình xuất hiện trên màn hình thì đến quầy và nộp hồ sơ. Có thể nhân viên sẽ hỏi bạn 1 số câu hỏi, bạn trả lời cho dứt khoát và đúng trọng tâm câu hỏi nhé. Đặc biệt là họ sẽ bắt bạn nhìn vào một cái màn hình và chụp ảnh của bạn lại để sau này in vào VISA (Nên đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ để sau này ra cái visa thì nhìn còn thấy cho ra mặt người nhé, cứ run run rồi đầu tóc bù xù sau nhìn lại thấy chẳng giống ai). Bạn nộp đầy đủ hồ sơ rồi đóng lệ phí ngay tại quầy.

Lệ phí xin visa Schengen là bao nhiêu?

Mình đang nói về diện du lịch tự túc ngắn hạn nên lệ phí sẽ là 60 Euros, LSQ có thể thu bằng tiền Euro hoặc VNĐ nhưng nếu bạn mang tiền Việt thì nhớ mang tiền lẻ nhiều nhiều nhé, họ không thu tiền chẵn và thối lại đâu. Số tiền tính bằng vnđ là 1.755.000đ

Không như các nước khác, LSQ Pháp chỉ nhận hồ sơ thôi chứ không có vụ xem qua, nếu thiếu rồi bảo bạn bổ sung, họ sẽ nghĩ rằng những giấy tờ đó bạn không muốn cung cấp.

Trên đây, Á Châu đã tổng hợp những kinh nghiệm mà minh tích lũy được suốt thời gian làm dịch vụ visa các nước. Hoàn thành những chỉ tiêu ở trên thì  95% bạn đã xin visa Schengen thành công. Các bạn có thể tự mình làm hồ sơ mà không cần đến dịch vụ, nhưng nếu gặp khó khăn, rắc rối gì thì bạn đừng ngại hãy liên hệ với Á Châu theo Hotline: 0987.22.77.44 để được tư vấn kỹ càng nhất (tư vấn tất nhiên là miễn phí rồi)

Chân thành cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết “kinh nghiệm xin visa schengen” của công ty Á Châu

Bình luận đã đóng.